Cây trong nhà có nhiều tác dụng cho cuộc sống của chúng ta. Không chỉ cản từ trường, bức xạ từ thiết bị điện mà còn không gian của chúng ta trở nên xanh mát, thư giãn và thoải mái. Tuy nhiên chăm cây không thể tránh khỏi gặp cây bị vi khuẩn, nấm, côn trùng gây hại. Vậy chúng ta cân chủ động chăm sóc cây hằng ngày ra sao để tránh tình trạng đó xảy ra. Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra với cây trồng nhà mình ta phải làm cách nào. Đừng lo hãy đọc bài viết dưới đây của Cây cảnh 3 miền, chúng tôi sẽ hướng dẫn chăm sóc và chỉ cách bổ sung dinh dưỡng cho cây có mấy cách.
KIẾN THỨC CHĂM SÓC CƠ BẢN CHO CÂY TRONG NHÀ
-
Đảm bảo vệ sinh
Việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh cũng rất cần thiết đối với cây cảnh trong nhà và ngoài trời.Theo kinh nghiệm cho Cây cảnh 3 miền biết cây giống thường bị nhiễm một số tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất. Những tác nhân gây bệnh này có thể phát triển khi gặp điều kiện thời tiết, môi trường thích hợp sẽ lan ra từng bộ phận của cây rồi rồi lan ra cả cây. Vì vậy, nếu không phát hiện kịp thời cây sẽ bị chết.
Các biện pháp vệ sinh bao gồm:
- Hãy tìm và sử dụng nguồn đất sạch, không bệnh
- Vệ sinh vườn tược gọn gàng, sạch sẽ. Để xa cây bệnh ra một góc để chữa trị.
- Chọn nguồn cây khỏe, nguồn giống sạch bệnh
- Nên khử trùng các thiết bị và các chậu trồng cây bằng giấm
- Thường xuyên kiểm tra các cây trồng có các biểu hiện hay dấu hiệu nhiễm các bệnh không.
- Cắt lá, cành bị bệnh và phun thuộc đặc trị của bệnh đó khi phát hiện cây bị bệnh. Sau đó loại bỏ đất nhiễm bệnh, xử lý đất để cắt nguồn bệnh, thay vào đó hãy sử dụng bằng nguồn đất dinh dưỡng mới.
- Bón phân vừa phải, đúng liều lượng, không được sử dụng quá nhiều đạm cho cây, nếu không cây sẽ bội thực chết
2. Việc tưới tiêu và kiểm tra lỗ thoát nước cho cây trồng
+ Việc tưới tiêu là điều cần thiết đối với sự phát triển của cây. Giống như con người vậy, nước là nguồn năng lượng không thể thiếu để tồn tại. Tùy vào kích thước cây, loại cây mà lượng nước tưới khác nhau. Có cây tưới nhiều nước, có dòng cây thuộc loại tưới ít nước. Vì vậy bạn chăm cây nào nên tìm hiểu xem cây đó cần tưới nhiều hay ít để mình ke thời gian tưới cho cây. Hầu như các cây nên tưới vào buổi sáng. Đối với cây ưa nước thì có thể tưới buổi sáng hoặc buổi chiều.
+ Ngoài trừ nấm, vi khuẩn và sâu bệnh là nguyên nhân gây ra cây chết. Thì còn vấn đề ta cũng cần kiểm tra và xem xét đó là lỗ thoát nước cho chậu cây. Điều đầu tiên chậu phải có lỗ thoát nước để khi tưới cây có thể thoát ra ngoài. Không vì nguyên nhân ứ đọng nước, không thoát nước khiến cây bị úng rồi dẫn đến chết. Đất ẩm không có chỗ thoát nước cũng là điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh phát triển vì vậy ta phải thường xuyên kiểm tra lỗ chậu cây có được thoát nước tốt không.
3. Kiểm tra và Phòng trừ côn trùng gây hại cho cây trồng
Chúng ta nên chủ động kiểm tra, phòng trừ côn trùng gây hại cho cây. Các cụ ngày xưa nó không sai ” Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy nên chủ động lựa chọn loại cây trồng sống khỏe cũng là cách giúp ta an nhàn trong việc diêt trừ sâu bệnh. Cây cảnh 3 miền xin tổng hợp một chút kỹ năng cần thiết giúp bạn bảo vệ cây xanh của gia đình mình luôn được tươi tốt.
- Nên đặt chậu cây trong nhà ở nơi có gió và có ánh sáng nhẹ (tránh nắng 9h-15h). Điều đó rất tốt cho sự phát triển của cây, đặc biệt sâu bệnh, nấm hay vi khuẩn đều nhạy cảm với ánh sáng. Còn gió hay còn gọi không khí giúp cho sự phát triển của cây. Cây cũng như con người vậy, cần không khí để hít thở. Nếu giam giữ một chỗ quá lâu không có không khí, cây sẽ héo úa, thiếu sức sống. Vì vậy tốt nhất trồng cây trong nhà để nơi gần cửa sổ hoặc cửa ra vào.
- Trung bình 6 tháng bạn nên bón phân 1 lần nhằm nâng cao sức đề kháng cho cây. Giúp cây có đủ dinh dưỡng, đủ đề kháng để chống chọi với bệnh tật.
- Nên trồng cây vào chậu đã qua tiệt trùng. Bạn có thể tiệt trùng chậu bằng nước giấm pha loãng, sau đó mới đổ đất trồng cây vào chậu.
Mẹo phòng trừ côn trùng gây hại cho cây trồng
- Trồng nhiều cây húng quế, ngũ gia bì để xua đuổi các côn trùng như ruồi, muỗi … cũng góp phần làm giảm nguy cơ về sâu bệnh.
- Trồng tỏi, ớt, gừng để ngăn chặn rệp, bọ cánh cứng, sâu bướm và ốc sên xâm nhập vào nhà bạn và lẩn trốn trong các tán cây trong nhà.
- Ngoài ra còn có một số loại cây xua đuổi côn trùng làm hại cậy trồng ta nên trồng như là: oải hương, bạc hà, vạn thọ, thì là…..
- Khi cây bị bệnh do côn trùng, nấm hay vi sinh cần dùng thuốc hóa học, hoặc thuốc sinh học từ thiên nhiên. Các bạn có thể đọc chi tiết về cách trị bệnh cho cây trồng trong bài chia sẻ bí quyết trị bách bệnh cho cây cảnh
CÁC CÁCH BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO CÂY TRONG NHÀ
-
Bổ sung Dinh dưỡng cho cây từ thiên nhiên
Dinh dưỡng đối với cây trong nhà hay cây ngoài trời đều rất quan trọng. Đặc biệt cây trong nhà, vì diện tích đất chỉ đổ trong một cái chậu nhỏ nên việc thiếu dinh dưỡng cho cây là điều không tránh khỏi. Dinh dưỡng giúp cây trồng khỏe mạnh, đặc biệt giúp cho bộ rễ to khỏe khiên côn trùng và một số loại nấm, vi khuẩn khó có thể tấn công được. Đặc biệt nguồn phân bón từ thiên nhiên rất tốt cho sự phát triển của cây trồng trong nhà và ngoài trời. Điển hình là Phân gà.
Phân gà hay còn gọi là phân bón hữu cơ có tác dụng cải thiện đất, khiến đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng hơn. Người ta hay kết hợp phân gà, trấu và bã mía lại với nhau để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho đất. Không những giúp bộ rễ khỏe mạnh còn ngăn chặn được một số nấm bệnh và làm giảm bệnh tuyến trùng sưng rễ. Khi dùng hỗn hợp nầy nhớ bổ sung thêm đạm vào chất hữu cơ để giúp cây phát triển đủ chất, tránh tình trạng thiếu đạm. Ta có thể tìm kiếm đạm từ xơ dừa, tro bếp để kết hợp vào.
2. Bổ sung dinh dưỡng cho cây từ thực phẩm sinh học : Phân bón NPK và Trùn quế
+ Phân bón đầu trâu NPK – An toàn cho cây trồng và sức khỏe con người
Có lẽ miền Bắc không còn lạ lẫm với phân bón NPK ( có hình đầu trâu). Đây là loại phân bón có tác dụng nhất trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cây an toàn cho sức khỏe con người khi sử dụng. Cây có 3 nguồn dinh dưỡng giúp tăng kha năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng và tăng đề kháng cho cây
+ Dịch trùn quế Đậm Đặc T25 – Sản phẩm an toàn cho người sử dụng
Dịch trùn quế được biết đến là sản phẩm của quá trình thủy phân tươi bằng enzim sinh học. Đây là sản phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp cây trồng phát triển, ra hoa kết trái bền đẹp.
CÔNG DỤNG CỦA TRÙN QUẾ
– Cung cấp dinh dưỡng một cách nhanh chóng cho cây thông qua bộ lá.
– Cây không cần phân giải mà có thể hấp thụ nhanh chóng. Nhờ acid amin của chùn quế giúp cho cây lớn nhanh, khỏe mạnh, tăng đề kháng kháng bệnh.
– Giúp hoa tươi lâu hơn, khỏe hơn
– Dịch trùn quế thủy phân từ con trùn quế, vì vậy rất an toàn cho cây và người sử dụng.Đây là điều đặc biệt không phải loại thuốc nào cũng có
– Trùn quế rất sạch và hoàn toàn thân thiện với môi trường và hệ sinh thái.